- Ngày 29/04. Seeking Alpha: Sự gia tăng sức hấp dẫn của các tài sản có rủi ro, như chứng khoán, có thể gây sức ép lên tài sản trú ẩn an toàn như vàng, trong khi đà tăng gần đây của đồng USD có thể khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua quốc tế. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu tăng có thể làm giảm nhu cầu vàng và gây sức ép lên vàng trong ngắn hạn.
- Ngày 30/04. Oanda Corp: Dù giá vàng đã có dấu hiệu phục hồi những phiên đầu tuần này, nhưng đây chỉ là tín hiệu phục hồi trong xu hướng điều chỉnh, chứ xu hướng tăng ngắn hạn chưa hình thành. Mức kháng cự mạnh đối với giá vàng đang ở 1.293USD/oz, nếu vượt qua mức này giá vàng có thể lên tới 1.300USD/oz. Tuy nhiên, giá vàng cũng khó trụ vững trên mức 1.300USD/oz sau khi vượt qua mức này.
- Ngày 01/05. RBC: Nếu chưa có thông tin đột biến tác động tích cực đến giá vàng, thì giá kim loại quý này vẫn sẽ tiếp tục điều chỉnh, củng cố trong biên độ 1.266- 1.300USD/oz trong ngắn hạn.
RJO Futures: Vàng hiện chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thị trường chứng khoán và nếu cổ phiếu tiếp tục đà tăng, vàng sẽ hạ mức giao dịch thấp hơn mặc dù USD đang suy yếu.
- Ngày 02/05. BMO Capital Markets: Sự không chắc chắn về kinh tế gây ra bởi căng thẳng thương mại, tăng trưởng chậm chạp và môi trường lãi suất thấp/âm tiếp tục đè nặng lên các nhà quản lý dự trữ. Hơn nữa, địa chính trị vẫn gây ra sự bối rối. Trước những thách thức này, các ngân hàng trung ương tiếp tục tích lũy vàng. Nhu cầu toàn cầu tăng 7% trong quý I/2019, vàng vẫn là một khoản đầu tư đa dạng hóa quan trọng, qua đó họ kì vọng giá được đẩy lên trên mức 1.300 USD/oz vào cuối năm nay.
- Ngày 03/05. Kitco: Vàng sẽ ổn định và lên mức cao hơn. Khi thị trường giá xuống đã trở nên quá tải về mặt kỹ thuật và do đó cần sự điều chỉnh tăng. Tuy nhiên, chúng ta không nên hy vọng hành động tăng giá lớn. Thị trường cần một cú hích địa chính trị để tiếp thêm sinh lực cho vàng.
- Trịnh Đoàn Tuấn Vũ tổng hợp -